Dấu hiệu khi nhiễm sán lợn | Sán lợn có nguy hiểm không?



Bộ Y tế cho biết đến nay có khoảng 55 tỉnh, thành trên cả nước từng ghi nhận có trường hợp bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn.

Quý khách hãy đăng ký để nhận Khuyến Mãi bên dưới của nhà cái Fi88

 

Bệnh ấu trùng sán lợn xuất hiện khi người bệnh ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ.

Vậy dấu hiệu khi bị nhiễm sán lợn là gì và nhiễm sán lợn có nguy hiểm không? Sau đây là thông tin giải đáp từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).
Người bệnh có thể bị mắc bệnh ấu trùng sán lợn (khi ăn phải trứng sán) hoặc mắc bệnh sán trưởng thành ở ruột (nếu ăn phải thịt lợn sống hay chưa chín có chứa các nang sán lợn gạo).

Dấu hiệu khi nhiễm bệnh ấu trùng sán lợn

Người bệnh ăn phải trứng sán dây lợn nhiễm trong thức ăn, sau khi ăn hay nuốt phải trứng sán, trứng vào dạ dày, nở ra ấu trùng, đến ruột non, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não, mắt,…

Trường hợp này là nhiễm từ môi trường bên ngoài cơ thể nên có thể thấy ít ấu trùng ở các mô. Trong trường hợp người bệnh có sán trưởng thành trong ruột, khi đốt sán già rụng, có thể đốt sán bị trào ngược lên dạ dày do phản ứng của nhu động ruột, như vậy sẽ tương tự như ăn phải đốt sán mới, do đó số lượng ấu trùng sẽ rất lớn.

Ấu trùng sán theo máu đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nang. Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau.

Nếu nang sán nằm trong cơ sẽ thấy có những u nhỏ, chắc, kích thước khoảng 1 – 2 cm hoặc bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ, không ngứa, không đau, nằm ở vị trí cơ vân, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết

Nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội; nếu nang sán nằm trong mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.
Dấu hiệu mắc bệnh sán trưởng thành ở ruột.

Người bệnh ăn phải thịt lợn sống hay chưa chín có chứa các nang sán (lợn gạo), khi đến dạ dày ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non rồi phát triển thành sán dây trưởng thành. Sán dây trưởng thành phát triển dần bằng cách nẩy chồi, sinh đốt mới từ cổ, tạo ra hàng ngàn đốt sán mới, mỗi đốt có khoảng 50.000 trứng, kéo dài chiều dài của sán trưởng thành lên tới 2 đến 12 mét, chúng ký sinh trong ruột non nhiều năm.

Bệnh sán dây trưởng thành thường không biểu hiện triệu chứng rõ rệt như gây triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ.

Triệu chứng chủ yếu là người bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt, có những đốt sán tự rụng theo phân ra ngoài, đốt sán là những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như xơ mít, đầu sán phẳng, một số trường hợp phát hiện thấy có trứng sán trong phân.

Bệnh do sán lợn cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh lây lan trong cộng đồng. Cách phòng tránh tốt nhất là ăn chín, uống sôi, giữ vệ sinh sạch sẽ, không phóng uế bừa bãi, tẩy giun thường xuyên…

————————
Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại :

Liên hệ với Vinmec:
Fanpage:
Website:
Hệ thống bệnh viện:

Quý khách hãy đăng ký để nhận Khuyến Mãi bên dưới của nhà cái Fi88

 

————————
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup

bệnh viện, vinmec, khám bệnh, chữa bệnh, điều trị, phẫu thuật, sán lợn gạo, sán lợn, bệnh truyền nhiễm, giun sán

Xem Thêm Bài Viết Mẹo Vặt Khác: https://hansbreuer.com/meo-vat

Nguồn: https://hansbreuer.com/

Leave a Reply